Ẩm thực Việt thời xưa
Với 54 dân tộc anh em trải dài dọc theo mảnh đất hình chữ S từ Bắc ra Nam, không ai có thể kể hết được những đặc trưng văn hóa của từng nơi, từng vùng. Chính vì vậy mà bạn bè bốn phương biết đến nền ẩm thực Việt truyền thống vô cùng phong phú. Những nét riêng về ẩm thực thời xưa mà người Việt luôn gìn giữ là:
- Thời xưa, người Việt Nam thường có thói quen ăn nhạt hơn, các món không quá đậm đà.
- Trong quá trình chế biến món ăn, người Việt Nam pha trộn nhiều vị để tạo nên hương vị riêng. Có rất nhiều món ăn Việt được kết hợp đầy đủ các vị như chua, cay, mặn, ngọt. Điều này tạo nên sự hài hòa và đặc biệt cho từng món ăn Việt.
- Trước kia, quan niệm chủ yếu của người Việt là ăn no mặc ấm nên các món ăn được chế biến chủ yếu theo kinh nghiệm và đơn sơ. Ẩm thực xưa và nay của người Việt đều mang tính cộng đồng rõ rệt. Mỗi thành viên trong gia đình ngoài chén ăn riêng thì tất cả các món đều ăn chung và dọn lên cùng một mâm.
- Sự hiếu khách, cởi mở của mọi người trong mâm cơm, khách được mời chào nhiệt tình là điều thu hút về ẩm thực xưa và nay. Không chỉ thể hiện nét văn hóa của người Việt mà còn tạo nên ấn tượng sâu sắc với du khách quốc tế.
Ẩm thực Việt Nam ngay nay
Ẩm thực Việt ngày nay là sự kết hợp, giao thoa giữa ẩm thực truyền thống của dân tộc với những tinh túy từ nhiều quốc gia trên thế giới. Mặc dù nền ẩm thực Việt ngày nay đã có nhiều đổi mới nhưng vẫn không làm mất đi nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc mà tổ tiên lưu truyền bao đời. Ẩm thực thời nay là sự kế thừa và phát huy từ những tinh hoa truyền thống chứ không phải là sự bác bỏ hoàn toàn.
Biến tấu dựa trên công thức truyền thống
Xã hội phát triển và mở rộng quan hệ quốc tế, chính vì vậy mà văn hóa ẩm thực từ các nước ngày càng có nhiều cơ hội du nhập vào Việt Nam. Đồng thời, nền ẩm thực Việt Nam cũng được bạn bè bốn phương biết đến nhiều hơn. Do đó, người Việt Nam cũng trau chuốt và tỉ mỉ hơn trong từng món ăn.
Mọi người đều hiểu, ẩm thực không chỉ đơn giản là ăn uống mà còn là văn hóa, là bản sắc riêng của dân tộc.Sự tương đồng, kết hợp của ẩm thực xưa và nay đã tạo nên những đặc trưng nổi bật chỉ có thể tìm thấy tại Việt Nam.
Dựa trên những truyền thống để lại, người Việt biến tấu thành những món ăn độc đáo, có sự hài hòa và cân bằng khẩu vị hơn. Sự khéo léo kết hợp giữa phương thức nấu nướng từ nước ngoài cùng cách chế biến và kinh nghiệm truyền thống vốn có đã góp phần tạo nên văn hóa ẩm thực đặc trưng, hấp dẫn của Việt Nam ngày nay.
Chú trọng hơn trong cách trình bày
Người Việt Nam xưa thường chú trọng đến việc ăn no, ăn ngon và bổ dưỡng, ít quan tâm đến hình thức trang trí. Tuy nhiên, vẫn là những món ăn truyền thống, kể cả hiện đại thì người nấu vẫn có những cách trang trí sáng tạo để làm tạo nên một “tác phẩm nghệ thuật” hoàn hảo. Do vậy mà ẩm thực Việt thời nay không chỉ cân bằng mùi vị mà còn là sự hài hòa về màu sắc, cách bài trí nguyên liệu của món ăn.
Đề cao các thành phần dinh dưỡng
Khi xã hội còn nhiều khó khăn, người dân chú trọng nhất là làm sao ăn đủ no mà ít quan tâm đến vấn đề dinh dưỡng hơn. Tuy nhiên, ngày này, khi cuộc sống hiện đại hơn, những đòi hỏi của con người cũng được cải thiện.
Nền ẩm thực Việt ngày nay không chỉ là vấn đề “ăn cho no, mặc chi ấm” mà phải là “ăn ngon, mặc đẹp”. Chính vì vậy mà trong chế biến món ăn, mọi người quan tâm hơn đến sự kết hợp các thành phần dinh dưỡng, đảm bảo nguyên liệu tươi, ngon, không chất bảo quản hay thành phần độc hại.
Bất kể ai cũng có thể hiểu, một đời người không phải sống để ăn mà là để hưởng thụ. Ăn uống khoa học là cách để bảo vệ sức khỏe mọi người, nâng cao sức đề kháng để tránh được mầm móng gây bệnh.
Ẩm thực xưa và nay của người Việt dù ít nhiều có những điểm khác nhau nhưng đều toát lên được nét tinh túy, độc đáo và hấp dẫn trước bạn bè quốc tế. Bất kể ai đi đâu cũng không thể nào quên được hương vị quê nhà, những cảm nhận riêng mà chỉ có ẩm thực Việt mới có thể mang lại. Dù có trải qua thời gian thêm bao lâu nữa thì dân tộc Việt vẫn tin rằng, ẩm thực xưa và nay của nước ta vẫn luôn có điểm nhấn đặc biệt không thể trộn lẫn hay mất đi.